Hòa An: Kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2023
Ngày 15/9, Đoàn công
tác của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh do đồng chí Nông Thanh
Mẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, Phó Chánh Văn phòng
Điều phối CTMTQG xây dựng NTM Tỉnh Cao Bằng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc
với UBND Hòa An và kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực
hiện Chương trình OCOP năm 2023 với các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện Hòa An.
Tham dự có lãnh đạo UBND huyện, các phòng, đơn vị chuyên môn và 12 chủ thể có
sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, 4 sao cấp Tỉnh từ năm 2020-2022.
Toàn cảnh buổi làm việc
Thực hiện Chương trình
“Mỗi xã một sản phẩm” các địa phương trên địa bàn huyện Hòa An. UBND huyện đã
chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các
chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ năm 2020-2022, toàn
huyện có 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao, trong đó có 3
sản phẩm đạt 4 sao, 7 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao. Một số sản phẩm đã xây
dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: Rượu gạo Nhật Cao Bằng;
Bún Khô Cô Luyến (Bún trắng); Cơm cháy Huy Hoàng; Trà xanh Tài Hồ Sìn; Mật Ong
rừng tự nhiên… Sau khi các sản phẩm đã được chứng nhận sản phẩm
OCOP các chủ thể đã đầu tư nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao
bì, quan tâm đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản sản phẩm OCOP vươn ra
thị trường trong và ngoài tỉnh. Các chủ thể cơ bản chấp hành tốt các quy định của
pháp luật cũng như Chương trình OCOP trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm;
chấp hành các điều kiện về sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm….
Đoàn công tác đã kiểm
tra, quy trình sản xuất, xây dựng thương hiệu, đóng gói sản phẩm OCOP tại các
cơ sở sản xuất Rượu gạo Nhật Cao Bằng; Cơm cháy Huy Hoàng tại thị trấn Nước Hai.
Qua kiểm tra thực tế về bao bì, nhãn mác, hồ sơ sản phẩm: giấy cam kết thực
phẩm an toàn; giấy khám sức khỏe; trung suất nguồn gốc sản phẩm, mã số mã vạch;
nộp hố sơ tự công bố sản phẩm; về thủ tục môi trường… đoàn công tác đề nghị các
chủ thể cần quan tâm đến việc cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như: Nhà xưởng, hệ thống trang thiết
bị chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh, nhà trưng bày sản phẩm, phát triển vùng
nguyên liệu, mở rộng liên kết trong tiêu thụ sản phẩm...
Huyện Hòa An kiến nghị: Các
cơ quan chuyên môn liên quan hướng dẫn, hỗ trợ về xây dựng, quảng bá thương
hiệu, quy trình sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết giá trị, chế biến sâu,
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tạo dựng thương hiệu đưa sản phẩm ra thị trường…
Đoàn công tác đề nghị
huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP, sản phẩm
OCOP đến người dân, chủ thể bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong
phú; chú trọng nâng cao kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ thực hiện
Chương trình tại cơ sở và cán bộ cấp huyện; khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể,
HTX, doanh nghiệp tham gia vào Chương trình OCOP; đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát
triển sản phẩm, thương hiệu sản phẩm OCOP; xúc tiến, quảng bá, mở rộng thị
trường cho các sản phẩm; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các tiêu
chí của các chủ thể đã được công nhận sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, bảo vệ uy tín, thương hiệu sản phẩm…
Thúy Vinh